Uncategorized

Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16672

Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà nó gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do con người tức là quyền hội họp, trong đó có quyền biểu tình. Biểu tình là một trong những quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận.

Theo quy định tại điều 25 Hiến pháp, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Đây là quy định cụ thể hóa các quyền con người được pháp luật quốc tế ghi nhận, hơn nữa điều 14 Hiến pháp cũng đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Cần lưu ý, các quy định của Hiến pháp đều nêu rõ việc thực hiện quyền công dân do pháp luật quy định,tức là phải xem xét luật chuyên ngành hoặc các văn bản hướng dẫn về các quyền này một cách cụ thể. Nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có Luật biểu tình cũng như các quy định về tuần hành bởi vậy việc áp dụng quyền này trên thực tế là cực kỳ khó khăn để đánh giá được tính hợp pháp.

Title: Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam
Other Titles: The law of assembly in the world and in Viet Nam
Authors: Đỗ, Ngọc Duy
Keywords: Luật Hiến pháp;Pháp luật Việt Nam;Biểu tình
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 98 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16672
Appears in Collections: Luận văn – Luận án (LIC)

Leave a comment